Kênh thông tin

Những tòa nhà dát vàng nổi tiếng nhất Việt Nam



Được tận mắt chiêm ngưỡng những khách sạn, biệt thự giá “khủng”, trang hoàng lộng lẫy bằng vàng đã không còn là giấc mơ quá xa vời.
Không chỉ trên thế giới mà ngay tại Việt Nam cũng đã có không ít tòa nhà như vậy, gây xôn xao dư luận và cũng là đề tài tốn giấy mực của giới truyền thông.

 
Khách sạn “chơi trội” ở Hà Nội

Đó là khách sạn 5 sao Grand Plaza Hà Nội, nằm trong tổ hợp Trung tâm thương mại – Khách sạn cao cấp Grand Plaza, gồm 2 tòa tháp 28 tầng và 2 tầng hầm, 607 phòng, có tổng diện tích là 168.000 m2 và số vốn đầu tư khoảng 160 triệu USD, do tập đoàn Charmvit (Hàn Quốc) làm chủ đầu tư. Điểm đặc biệt mà khách sạn này khiến cho bất cứ ai nhìn thấy cũng phải “lóa mắt” đó là đã được trang hoàng bằng vàng nguyên chất. Đây cũng là khách sạn đầu tiên và duy nhất cho đến thời điểm này đã “chơi trội” bằng cách trang trí xa xỉ này. Chỉ dành cho những bậc doanh nhân thành đạt.


Ngay từ khu vực hành lang của khu khách sạn đã có thể chứng kiến sự hào nhoáng, sang trọng với rực rỡ sắc vàng. Ngoài ra, từ những cột trụ cho đến mặt trần đều được dát, trang trí bằng vàng lá nhập từ Trung Quốc. Thậm chí, ở một số phòng VIP, từ cánh cửa, hành lang cho tới những họa tiết tỉ mỉ nhất, những bức tranh tranh trí cũng đều được dát vàng lá. Hay như phần trần của khu vực hành lang cầu thang máy cũng được trang trí bằng kim loại quý hiếm này. 
 

 

 


Căn hộ giá “khủng” gây “sốc”


Không chỉ là khách sạn mà ở Việt Nam bây giờ còn xuất hiện căn hộ cao cấp được dát vàng, nhằm đáp ứng nhu cầu “xài sang” cho giới đại gia. Tại Hà Nội, mới đây, dự án căn hộ D’Palais de Louis có giá ngất ngưởng tới 1,2 triệu USD/căn (từ 13 – 26 tỷ đồng), thiết kế mang phong cách cổ điển với nhiều chi tiết dát vàng 24K đã được tung ra, bất chấp thời điểm phân khúc cao cấp rất ảm đạm. 


Tòa tháp tọa lạc tại khu vực Cầu Giấy (Hà Nội) bao gồm một khách sạn 5 sao và 242 căn hộ siêu sang. Mang tên nữ thần Venus, ngoài việc vô cùng lộng lẫy, sang trọng thì căn hộ này còn thực sự thu hút sự tò mò của dư luận đó là có rất nhiều chi tiết tại đây được mạ vàng 24K như phòng tắm, những họa tiết trang trí hay toàn bộ mặt tường được trang trí và phân cách bằng các khung gỗ tự nhiên, phào chỉ PU tổng hợp thếp vàng 24K. 


Ngay khi căn hộ này được tung ra thị trường, lập tức thu hút được sự chú ý của cả người tiêu dùng và giới chuyên môn. Thậm chí, đã có nhiều ý kiến trái chiều nhau đưa ra lúc này. Có ý kiến cho rằng, đây là một bước đi táo bạo của chủ đầu tư và có cơ sở thành công khi hướng tới mục tiêu nhóm khách hàng siêu giàu, giới thượng lưu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến khác lại tỏ ý nghi ngờ, vì thực tế các căn hộ cao cấp có giá từ 50 tới 60 triệu đồng/m2 còn khó bán. Với số tiền như căn hộ siêu sang, nhiều người lựa chọn mua biệt thự hoặc chọn kênh đầu tư khác ngoài bất động sản. Thậm chí, có ý kiến còn cho rằng, đây có thể là chiêu thức PR của chủ đầu tư còn giá bán sẽ có thể thấp hơn nhiều.


Mặc dù vậy, ngay sau khi vừa được tung ra thị trường nhà đất , chỉ một thời gian ngắn sau, chủ đầu tư của dự án này đã hào hứng cho biết, có khá nhiều khách Việt kiều quyết định “đổ tiền” để mua một trong những căn hộ “độc nhất vô nhị” tại Việt Nam hiện nay.
 

 


Ngôi nhà vườn 5.000 m2... dát 60 cây vàng


Tuy khách sạn và căn hộ hạng sang nêu trên đang rất nổi tiếng và bắt mắt, nhưng đấy vẫn chưa phải là địa chỉ đi “tiên phong” về “mốt” dát vàng ở Việt Nam. Trước đó, dư luận đã phải xôn xao trước thông tin ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh dát tới 60 cây vàng cho ngôi nhà vườn tại xã Tân Dân (Chí Linh, Hải Dương), bất chấp thời điểm này, giá vàng thế giới và trong nước đang “phi mã”.


Khuôn viên nhà chính rộng 5.000 m2, khắp nơi trong ngôi nhà gỗ là những liễn đối dát vàng lấp lánh. Những chiếc đỉnh, những hình rồng phượng, hoa lá chim muông trên khắp ngôi nhà, rồi những chiếc đao xếp thành hàng, võng lọng đều toát ra màu vàng lấp lánh, cực kỳ thâm nghiêm, trang trọng. Riêng ban thờ tổ rất lớn, vàng dát kín xuống đến tận chân đế. Một người thân của chủ nhân ngôi nhà cho biết, phải mất tổng cộng khoảng trên 60 cây vàng được cán mỏng, dát ra mới được thế.

 

 
                  Sưu tầm
 WebStory: Let's Blog on Twitter!
[Đọc Tiếp...]


Xử lý nhà đất "siêu mỏng, siêu méo": Thu hồi đất chỉ là giải pháp cuối cùng



Chiều 29/7, Ban Pháp chế của HĐND TP đã tái giám sát kết quả xử lý vi phạm trật tự xây dựng (TTXD) đô thị, xử lý "nhà siêu mỏng, siêu méo" tồn tại trên địa bàn tại Sở Xây dựng Hà Nội.

Theo thống kê của Sở Xây dựng, trong số 527 vụ vi phạm TTXD tồn tại từ giữa năm 2012, đến nay còn 3 trường hợp tại phường Phương Mai (quận Đống Đa); phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân), phường Yết Kiêu (quận Hà Đông). Tuy nhiên, việc tái phạm vẫn có xu hướng tái diễn nếu các quận, huyện buông lỏng và không xử lý dứt điểm. Một vấn đề nổi cộm hiện nay vẫn là việc xử lý nhà đất "siêu mỏng, siêu méo". Tính từ tháng 6/2012, sau 4 đợt triển khai xử lý, đến nay còn tồn tại 191 trường hợp tại 9 quận, huyện (Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, Hoài Đức). 

Theo ông Trần Đức Học - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, một vấn đề đang đặt ra là thu hồi xong nha dat siêu mỏng để làm gì, quản lý thế nào. Cùng với đó, số vốn để GPMB cũng khá lớn, nơi quận ít nhất cần 5 tỷ đồng, nhiều như quận Ba Đình cần đến 450 tỷ đồng cho 39 trường hợp. Do đó, việc tiếp tục vận động người dân hợp khối, hợp thửa tối đa vẫn là giải pháp hiệu quả và nhanh nhất, nếu thành công sẽ giải quyết được trên 50% số trường hợp, việc thu hồi, mua bán nhà đất chỉ là giải pháp cuối cùng. Sở  cũng đã đề nghị TP cho phép một số trường hợp nhà, đất "siêu mỏng siêu méo" được giải quyết theo hướng chỉ hợp khối công trình, không hợp thửa đất để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xử lý. Bởi nếu không quyết liệt, quý III/2013 cũng khó có thể hoàn thành như tiến độ TP đã đề ra. 

Trưởng ban Pháp chế Nguyễn Hoài Nam cũng đề nghị Sở phối hợp với các địa phương xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm TTXD, giải quyết những ách tắc trong xử lý nhà "siêu mỏng, siêu méo" trên cơ sở xem xét các trường hợp cụ thể, đề xuất TP hướng giải quyết.
 Nguồn: Blog: Cường Mạnh
[Đọc Tiếp...]


Đất nền ngoại ô cạnh tranh nhà thu nhập thấp



Đất nền ngoại ô đang giảm giá mạnh, dường như để cạnh tranh với phân khúc căn hộ giá rẻ, nhà thu nhập thấp
Chỉ cần 400 - 500 triệu đồng đã có thể mua đất nền sổ đỏ cách trung tâm Hà Nội từ 10 - 15 km, 1 tỷ đồng cũng có thể mua đất nền tại huyện Từ Liêm, quận Hà Đông, Thanh Xuân.
Đất nền khu vực An Khánh - An Thượng (Hoài Đức) chỉ còn 6 - 10 triệu đồng/m2, giảm 60 - 80% so với 3 năm trước
Anh Nguyễn Văn Thanh, giảng viên Trường Đại học FPT (Hà Nội) cho biết, anh vừa mua được một miếng đất rộng trên 30 m2 trong ngõ của phố Triều Khúc, quận Thanh Xuân với giá gần 1,1 tỷ đồng. Nếu đầu tư thêm khoảng 400 - 500 triệu đồng, anh sẽ có một ngôi nhà 2 - 3 tầng khang trang. Theo anh Thanh, đầu tư từ 1,5 - 1,6 tỷ đồng để sở hữu ngôi nhà riêng trong quận nội thành như Thanh Xuân là phương án hợp lý hơn nhiều so với việc đi mua căn hộ chung cư, nhất lại là chung cư tại dự án nằm ngoài trung tâm Thành phố, vốn thiếu thốn nhiều hạ tầng xã hội.
Sau gần 2 tháng sục sạo tìm mua đất nền, anh Thanh rút ra kết luận, nếu có 1 tỷ đồng trong tay, việc mua đất nền có sổ đỏ tại huyện Từ Liêm, quận Hà Đông, thậm chí cả ở một số khu vực thuộc quận Thanh Xuân là không khó.
Theo anh Nguyễn Quang Hải, đại diện một văn phòng môi giới nha dat khu vực La Khê (quận Hà Đông), đất nền có sổ đỏ hiện đang có giá rẻ nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây. Cụ thể, nếu có trong tay từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, khách hàng sẽ có nhiều lựa chọn để mua đất ở khu vực trung tâm quận Hà Đông hay xa hơn, tại phường Yên Nghĩa hoặc Dương Nội.
Cũng theo anh Hải, do giá đất nền hiện rất thấp, khách hàng đã quan tâm hơn đến phân khúc này và thị trường mua bán nhà đất bắt đầu xuất hiện những giao dịch thành công.
Trao đổi với ĐTCK mới đây, ông Nguyễn Văn Đa, Phó tổng giám đốc Vinaconex Xuân Mai thừa nhận, do đất nền khu vực quận Hà Đông và các vùng phụ cận hiện rất rẻ, người có nhu cầu mua nhà đã chuyển hướng sang mua đất nền, ảnh hưởng không nhỏ đến thanh khoản của phân khúc nhà thương mại giá rẻ, thậm chí là nhà ở xã hội. Hiện Vinaconex Xuân Mai đang mở bán căn hộ dự án thương mại tại quận Hà Đông với giá 18 triệu đồng/m2, song việc bán hàng tại dự án này rất chậm.
Tìm hiểu của ĐTCK cho thấy, sau một thời gian giá đất nền tăng mạnh, hiện đất nền có sổ đỏ vùng ven đã giảm mạnh. Đất nền phía Tây, cách trung tâm Hà Nội trong bán kính khoảng 10 - 15 km, giá đã giảm tới 60 - 80% so với thời điểm 2 năm trước. Cụ thể, tại An Khánh - An Thượng (huyện Hoài Đức), giá đất nền phổ biến ở mức 6 - 10 triệu đồng/m2, so với mức 30 - 40 triệu đồng/m2 khoảng 3 năm trước. Đặc biệt, để tăng thanh khoản, nhiều chủ đất sẵn sàng chia nhỏ diện tích lô đất, khiến giá trị nhiều lô đất tại các khu vực này hiện chỉ còn 300 - 500 triệu đồng/lô.
Giá đất nền tại khu vực phía Đông Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh) cũng có diễn biến tương tự, khi giảm từ 40 - 50% so với thời điểm sốt đất. Đại diện một văn phòng môi giới nhà đất tại Đa Tốn (Gia Lâm) cho biết, hiện rất nhiều khách hàng ký gửi bán đất nền với giá chỉ từ 14 - 16 triệu đồng/m2, trong khi trước đó 2 năm, mức giá những lô đất này lên đến 28 - 30 triệu đồng/m2. 
Theo đại diện này, do giá đã giảm mạnh, lại chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, nhiều người có nhu cầu về nơi ở, thay vì mua căn hộ giá rẻ ngoài trung tâm đã chuyển sang mua đất nền xây nhà, khiến thanh khoản của đất nền khu vực này cải thiện đáng kể gần đây.
Nguồn: Blog: Cường Mạnh
[Đọc Tiếp...]


 
Lên Đầu Trang Copyright © 2013 by Kênh thông tin| Chỉnh Sửa Bởi ABC
Lên Trên